TP.Thủ Đức là trung tâm kinh tế tri thức & tài chính của TP.HCM và cả nước

Nhiệm vụ quy hoạch chung TP.Thủ Đức vừa được Thủ tướng phê duyệt có mục tiêu đưa Thủ Đức thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, tài chính quan trọng của TP.HCM và quốc gia.

Bản đồ các quận TP. Thủ Đức

TP. Thủ Đức là trung tâm đổi mới sáng tạo

Theo đó, quy hoạch chung TP.Thủ Đức đến năm 2040 gồm những nội dung đáng chú ý sau:

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp gồm toàn bộ địa giới hành chính TP.Thủ Đức thuộc TP.HCM với tổng diện tích khoảng 211,56 km2.

Ranh giới lập quy hoạch là ranh giới hành chính của TP.Thủ Đức với phía đông tiếp giáp TP.Biên Hòa và huyện Long Thành của tỉnh Đồng Nai; phía tây tiếp giáp Q.4, Q.1, Q.12 và Q.Bình Thạnh; phía nam tiếp giáp Q.4, Q.7 và huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai); phía bắc tiếp giáp TP.Thuận An và TP.Dĩ An của tỉnh Bình Dương.

Mục tiêu lập quy hoạch nhằm đề xuất định hướng phát triển phù hợp với cấu trúc, định hướng phát triển không gian của TP.HCM và vùng TP.HCM; đáp ứng mục tiêu trở thành một trong những trung tâm kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ, tài chính quan trọng của TP.HCM và quốc gia. Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý phát triển, đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và các khu vực trong TP.Thủ Đức theo quy hoạch, đảm bảo chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại I trực thuộc TP.HCM.

Là đô thị loại I trực thuộc TP.HCM, phát triển theo mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao; trung tâm phía đông của TP.HCM về kinh tế, khoa học kỹ thuật và công nghệ, văn hóa, giáo dục đào tạo.

Là trung tâm đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ và hợp tác phát triển; tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo bậc cao, nghiên cứu và sản xuất công nghệ cao, tài chính và thương mại- dịch vụ; có vai trò là hạt nhân trong đổi mới sáng tạo, phát triển hạ tầng số của thành phố và vùng TP.HCM. Là đầu mối kết nối khu trung tâm hiện hữu TP.HCM với cảng hàng không quốc tế Long Thành và các đô thị, khu chức năng trọng điểm phía đông của vùng TP.HCM.

TP. Thủ Đức là trung tâm đổi mới sáng tạo

Dự báo sơ bộ dự kiến đến năm 2030 dân số toàn TP.Thủ Đức đạt khoảng 1,5 triệu người; năm 2040 đạt khoảng 2,2 triệu người, hướng đến 3 triệu người sau năm 2040.

Về quy mô đất đai, đến năm 2030, dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 18.830 ha; đến năm 2040 dự kiến đất xây dựng đô thị khoảng 19.994 ha.

Hình thành các trung tâm là động lực phát triển mới

Trên cơ sở tính chất TP.Thủ Đức, quy hoạch xây dựng mục tiêu phát triển đô thị theo các tiêu chí:

Từng bước nâng cao chất lượng các khu vực chức năng hiện hữu là động lực phát triển của đô thị như:

khu đô thị mới Thủ Thiêm, Đại học Quốc gia TP.HCM, Khu công nghệ cao TP.HCM, cảng Cát Lái; đồng thời, hình thành các trung tâm là động lực phát triển mới của đô thị để đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ, tài chính và thương mại – dịch vụ.

TP.Thủ Đức sẽ có mạng lưới giao thông hiện đại, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn, với sân bay Long Thành

Hoàn thiện hệ thống giao thông và hạ tầng thông tin truyền thông (ICT) nhằm gia tăng tính kết nối, tương tác giữa các khu vực chức năng động lực hiện hữu và các trung tâm mới để hình thành mạng lưới các trung tâm đổi mới sáng tạo, có tính lan tỏa, tạo động lực mới cho sự phát triển kinh tế – xã hội, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị theo định hướng đô thị thông minh, tương tác cao.

Phát triển đô thị tích hợp với hệ thống giao thông công cộng (TOD), giao thông khác cao độ, kể cả giao thông ngầm công cộng và không gian đô thị ngầm xung quanh, gắn kết giữa giao thông công cộng với sử dụng đất để khai thác hiệu quả đất đai, mở rộng không gian phát triển đô thị, khu chức năng.

Về định hướng phát triển không gian, quy hoạch đề xuất mô hình phát triển, cấu trúc không gian đô thị gắn kết chặt chẽ với mô hình phát triển, cấu trúc không gian toàn TP.HCM; phù hợp với phương án phát triển của các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan đến phạm vi không gian thành phố Thủ Đức; phù hợp với mô hình đô thị sáng tạo, tương tác cao; kết nối với các đô thị trọng điểm phía đông của vùng TP.HCM như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Thuận An, Dĩ An, Phú Mỹ, Vũng Tàu…

Định hướng phát triển không gian đô thị cần nghiên cứu trên cơ sở mối quan hệ, vai trò của TP.Thủ Đức với các trung tâm, khu chức năng trọng điểm khác của TP.HCM, với cảng hàng không quốc tế Long Thành, các tuyến đường vành đai và công trình đầu mối cấp vùng và quốc gia có tác động đến không gian TP.Thủ Đức; đảm bảo tổ chức hài hòa giữa các khu chức năng là hạt nhân phát triển hiện hữu với các trung tâm động lực mới để hình thành mạng lưới trung tâm đáp ứng yêu cầu về phát triển kinh tế tri thức, khoa học – công nghệ, tài chính và thương mại – dịch vụ.

Mở đầu cho kỷ nguyễn thành phố xanh thông minh tại quận 9 và quận 2 với các khu đô thị kiểu mẫu đa tiện nghi điển hình như: Vinhomes Grand Park tổ hợp các dự án lớn như ( Masteri Centre Point – The Beverly – The Origami,…), Saigon Sport City,.. sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế hàng đầu cho TP. Thủ Đức và cho Quốc Gia trong chặn đường đổi mới

View 360o